Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10

Chi tiết tin

Tin hoạt động ngành

CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM - 77 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH

Ngày đăng: 8:55 | 19/08/2022 Lượt xem: 47287

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022). Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; giữ vai trò “nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kể từ khi ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng CAND vững mạnh, toàn diện, tạo tiền đề, điều kiện cơ bản, quan trọng để lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với vị trí, vai trò đặc biệt như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Công an của ta là CAND, vì Nhân dân mà phục vụ và dựa vào Nhân dân mà làm việc”, là “vũ khí sắc bén”, “là trụ cột của Đảng”.




 


 

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội. Cùng với việc đập tan các cơ quan đàn áp của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, CAND Việt Nam ra đời. Tên gọi của những tổ chức Công an Việt Nam đầu tiên ở 3 miền là: Sở Liêm phóng Bắc Bộ, Sở Trinh sát Trung Bộ và Quốc gia tự vệ cuộc Nam Bộ. 
 


Ngày 18/4/1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121-NgĐ về tổ chức Việt Nam Công an Vụ, quy định tổ chức bộ máy của Công an có 3 cấp: Công an Việt Nam, Công an kỳ và Công an tỉnh.
 


Ngay sau khi ra đời, Công an Việt Nam đã bước ngay vào trận chiến đấu quyết liệt, một mất một còn với các kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc. Tổ chức các cuộc trấn áp các tổ chức phản cách mạng, phản động và bọn tội phạm hình sự, trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng vừa thành lập ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. 

Tiêu biểu là thắng lợi của Công an Việt Nam trong vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, kịp thời trấn áp, khám phá thành công và đưa ra ánh sáng âm mưu nham hiểm của bọn phản động Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp hòng lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ dự định tổ chức vào ngày 14/7/1946.


Ở vùng địch hậu, cuộc chiến đấu của lực lượng CAND không kém phần quyết liệt, những chiến công diệt tề, trừ gian ngay trong lòng địch đã góp phần làm tan rã bộ máy của ngụy quyền tay sai, làm thất bại chính sách “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp, trong đó phải kể đến gương chiến đấu hy sinh của các đồng chí: Bùi Thị Cúc, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Lợi. Đặc biệt, lực lượng CAND đã góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.
 


Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Lực lượng CAND đã chủ động tích cực trên các mặt công tác và chiến đấu lập nên những chiến công xuất sắc trên cả chiến trường miền Nam và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Tại miền Bắc, lực lượng CAND đã vận dụng nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, phát động rộng rãi, mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng ngừa, phát hiện và dập tắt kịp thời các tổ chức gián điệp cài lại, phát hiện, bắt giữ hàng trăm toán gồm hàng ngàn tên gián điệp biệt kích và trấn áp kịp thời các tổ chức phản động nhen nhóm; làm thất bại chiến tranh tâm lý, chiến tranh phá hoại của địch…



Trên chiến trường miền Nam, trong quá trình chiến đấu các lực lượng An ninh miền Nam đã phát huy cao độ tinh thần chủ động, tích cực, tự chủ, tự cường dựa chắc vào quần chúng nhân dân, phối hợp chặt chẽ với phong trào quần chúng và các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam liên tục tiến công địch trên khắp các mặt trận cả vùng rừng núi, nông thôn và đô thị; tổ chức diệt ác, phá kìm, phá các khu dồn dân, lập ấp chiến lược, đập tan các kế hoạch lập ấp chiến lược, càn quét “tìm diệt, bình định” của địch… Đặc biệt, lực lượng An ninh miền Nam cùng quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và đánh thắng địch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 

 

Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, lực lượng CAND cả nước thống nhất và tiếp tục bước vào trận chiến đấu mới, không kém phần gian khổ, hy sinh và đầy khó khăn, phức tạp. Phát huy truyền thống vẻ vang, và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, CAND đã nhanh chóng thống nhất về tổ chức, tăng cường biên chế và củng cố về mọi mặt, triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác công an trong phạm vi cả nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị mới do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất của Đảng, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân và các cấp, các ngành, lực lượng CAND đã tích cực tham gia xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở vùng mới giải phóng, tổ chức quản lý, cải tạo binh lính, nhân viên của chế độ cũ, truy quét tàn quân địch... Chiến công điển hình, có ý nghĩa chính trị - xã hội rất to lớn của lực lượng CAND thời kỳ này là thành công của chuyên án KHCM 12, đập tan hoàn toàn âm mưu và hoạt động của tổ chức phản cách mạng “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu, được các thế lực thù địch, phản động quốc tế hỗ trợ và tiếp sức hòng lật đổ chính quyền Nhân dân…

Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Công an các tỉnh Tây Nguyên triển khai Chỉ thị 04 của Ban Bí thư Trung ương Đảng  về đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO ở Tây Z và Nam Khu V cũ,  năm 1978
Lực lượng Công an thu giữ vũ khí, tiền giả do tổ chức phản động “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” đưa vào Việt Nam, năm 1981


Giai đoạn 1986 đến nay: Sau hơn 35 năm đổi mới, lực lượng CAND luôn chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ; thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước, Chính phủ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, các chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn, các địa bàn chiến lược, ứng xử linh hoạt trước các sự kiện trong quan hệ đối ngoại và phòng, chống dịch Covid-19. Bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng, các mục tiêu, công trình trọng điểm. Nhanh chóng cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo đảm an ninh, trật tự. 

Thực hiện tốt công t